Xu hướng sử dụng thép không gỉ tại Việt Nam hiện nay đang tăng cao

Hiện nay, nhu cầu sử dụng inox (thép không gỉ) ngày càng tăng cao tính ứng dụng rất cao. Sức hút của inox luôn luôn ở tỉ lệ tăng trưởng cao đối với ngành tiêu dùng, công nghiệp.

XU HUONG NGANH THEP TANG CAO

 Lịch sử hình thành thép không gỉ

Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).

chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley
Chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley

Sau đó hãng thép Thyssen Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn acid và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà hai loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.

Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.

Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ…

Thép không gỉ có khả năng chống sự oxy hóa và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.

tam-quan-trong-cua-thep-khong-gi

Khả năng chống lại sự oxy hóa từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hóa của crôm thường là crôm oxide(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxide rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.

Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp oxide của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.

Niken cũng như mô-lip-đen và vanadi cũng có tính năng oxy hóa chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.

Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.

Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường acid. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).

Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.

Ứng dụng của Inox hiện nay

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, Inox là một nguyên liệu không thể thiếu và cần thiết với từng mục đích tiêu thụ cho mỗi cá thể hay tổ chức ngày nay. Cùng tìm hiểu chi tiết về ứng dụng của inox trong đời sống hiện nay để vận dụng được hợp lý nhất nhé.

Sử dụng rộng rãi trong ngành y tế

Không khó để thấy được các công ty về dịch vụ thiết bị y tế đang mọc lên như nấm tại thị trường Việt Nam. Trong đó, các dụng cụ làm từ inox chiếm phần đa tỷ trọng để sản xuất ra những thành phẩm này.

Với độ bền cao, tuổi thọ dài cùng bề mặt sáng loáng, inox là loại hợp kim số 1 được lựa chọn để thiết kế các loại nội thất cũng như dụng cụ phục vụ cho ngành y tế.

tam-quan-trong-cua-thep-khong-gi-2

Dùng trong dân dụng

Chắc chắn trong mỗi gia đình đang sở hữu ít nhất 70% đồ bằng inox, chúng ta có thể thấy nhiều nguyên vật liệu như bát đũa, xoong nồi, thìa dĩa, cửa sổ, cửa phòng, thiết bị vệ sinh nhà tắm, thiết bị đèn….Hơn nữa trong dân dụng còn có thể thấy nhiều các thiết bị được dùng đến như thiết bị bếp phục vụ cho các nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, canteen…; thiết bị vệ sinh công nghiệp được chế tác thành các máy móc từ inox…

xu-huong-su-dung-thep-khong-gi-tai-viet-nam-hien-nay-dang-tang-cao

Dùng trong ngành công nghiệp

Inox có chức năng rất lớn khi cấu thành nên các máy móc hay đường dẫn khí trong các nhà máy sản xuất. Vật liệu thép không gỉ này được sử dụng rất nhiều trong cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ như trong công nghiệp đóng tàu, các công tình thủy lợi, các nhà máy hóa chất hay các nhà máy chế biến sản phẩm khác. Đặc biệt, với phát minh mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới, inox được đưa vào dùng để thay thế cho các tôn lợp. Với tính chất chịu được nhiệt độ cao, bề mặt bóng trợ phản quang và không gỉ, inox có tác dụng làm giảm nhiệt độ lên các mái nhà dân dụng hoặc nhà xưởng khu công nghiệp.

xu-huong-su-dung-thep-khong-gi-tai-viet-nam-hien-nay-dang-tang-cao

Nguyên nhân giúp Inox trở thành kim loại được ưu tiên sử dụng nhất

+ Inox là loại kim loại không bị oxy hóa

+ Ngoài ra, inox còn có khả năng tái chế

+ Inox không chứa các hóa chất gây hại cho sức khỏe con người, thân thiện và an toàn.

+ Inox có tính chịu lực và chịu nhiệt cao, độ cứng, độ dẻo linh hoạt.

+ Khả năng tạo hình, gia công của inox

+ Phôi inox có nhiều dạng để lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng/ sản xuất: tấm inox, lát inox, cuộn inox, ống inox, hộp inox, thanh inox…

+ Ngoài tính chất trên, thép không gỉ còn dễ vệ sinh, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cao trong một số ngành đặc biệt, chú trọng đến sức khỏe con người như y tế, hóa chất, thực phẩm…

Những tính năng ưu việt của Thép không gỉ- Inox là kim loại, vật liệu không thể thiếu trong đời sống và sản xuất hiện nay. Ở một tương lai không xa, vật liệu thép không gỉ này sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn.

Xem thêm các sản phẩm thép không gỉ TẠI ĐÂY!

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KIM KHÍ NAM CƯỜNG

Nhà máy: Thôn Thượng Bùi – Xã Trung Hòa – Huyện Yên Mỹ – Hưng Yên

VPGD: VP 4B, Tầng 3, Tháp B, Green Pearl, 378 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hotline:0243 984 3031– 0903.981.645

Email: inoxtuandat75@gmail.com

Phản hồi khách hàng & bảo hành sản phẩm

    Hotline - 0903.981.645