Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức gỡ khó cho doanh nghiệp thép không gỉ

Những lo lắng về việc phải đóng máy do không còn nguyên liệu sản xuất của nhiều doanh nghiệp ngành thép không gỉ đã đến hồi thể kết thúc.

Ngày 10/8, Bộ KH&CN chính thức ban hành Thông tư ngưng hiệu lực của Thông tư số 15/2019/TT-BKHCN ngày 15/11/2019 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ” đến hết ngày 31/12/2021.

cuon thep khong gi
Doanh nghiệp thép không gỉ đã được gỡ khó.

Như vậy, chỉ hơn 1 tháng tiếp nhận ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp thép không gỉ trong nước thì Bộ KH&CN đã ban hành được thông tư để ngưng hiệu lực của Thông tư 15.

Bộ KH&CN cũng khẳng định, ngay khi ban hành thông tư ngưng hiệu lực của Thông tư 15 thì thép không gỉ đã sản xuất trong nước, nhập khẩu sau ngày 1/6/2020 cho đến ngày có hiệu lực của Thông tư quy định việc ngưng hiệu lực thi hành Thông tư 15 vẫn tiếp tục được phép lưu thông trên thị trường.

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ mới đây của Bộ KH&CN về việc xử lý kiến nghị của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành thép không gỉ tại Việt Nam liên quan đến việc thực hiện Thông tư số 15/2020/TT-BKHCN ngày 15/11/2019 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN20:2019/BKHCN về thép không gỉ, Bộ KH&CN cho hay: Việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN20:2019/BKHCN về thép không gỉ là nhằm mục đích hướng tới việc kiểm soát an toàn, chất lượng thép không gỉ được sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-chinh-thuc-go-kho-cho-doanh-nghiep-thep-khong-gi

bo-khoa-hoc-va-cong-nghe-chinh-thuc-go-kho-cho-doanh-nghiep-thep-khong-gi

Quá trình xây dựng Quy chuẩn này tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, theo đó dự thảo quy chuẩn này đã được gửi lấy ý kiến Hiệp hội Thép Việt Nam, một số doanh nghiệp, cơ quan quản lý và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến góp ý là 60 ngày. Đồng thời, quy chuẩn này cũng đã được thông báo cho các nước thành viên WTO theo quy định tại Hiệp định WTO/TBT.

Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp chỉ quan tâm để Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN20:2019/BKH sau khi được bàn hành.

Sau khi xem xét các kiến nghị của các doanh nghiệp, để trao đổi làm rõ một số nội dung, giải đáp vướng mắc, ngày 24/6/2020, Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) đã tổ chức cuộc họp đối thoại với đại diện của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành hàng thép không gỉ tại Việt Nam để lắng nghe trực tiếp các doanh nghiệp trao đổi, phản ảnh về các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và giải đáp, hướng dẫn việc áp dụng biện pháp quản lý chất lượng thép không gỉ theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN20:2019/BKHCN.

Cũng theo Bộ KH&CN, trong thời gian ngưng hiệu lực thi hành Thông tư số 15, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp rà soát, sửa đổi các nội dung của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN20:2019/BKHCN bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất trong nước, người tiêu dùng, sửa đổi các yêu cầu quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu quản lý chất lượng, an toàn của sản phẩm thép không gỉ.

Mới đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề nghị Bộ KH&CN nghiên cứu các ý kiến của doanh nghiệp thép không gỉ, đặc biệt là tác động của Thông tư 15 đến hoạt động sản xuất trong nước.

Mục tiêu chính sách ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ (Thông tư 15/2019/TT-BKHCN) là cần thiết, nhằm bảo đảm chất lượng thép không gỉ sử dụng tại Việt Nam, tránh tình trạng sản xuất, nhập khẩu thép không gỉ có chất lượng kém, bị thôi nhiễm hoạt chất, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, nội dung của Quy chuẩn này hiện chỉ áp dụng cho thép không gỉ nguyên liệu (dạng tấm, thanh, que, dây…) mà không áp dụng cho thép không gỉ dạng ống hộp và thành phẩm (như bồn nước, đồ gia dụng, đồ nội thất…) đã ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng thép không gỉ nguyên liệu để gia công chế tạo sản phẩm khác, thì nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng Quy chuẩn trong khi doanh nghiệp nhập khẩu thép không gỉ dạng ống hộp hay nhập khẩu thành phẩm không cần đáp ứng quy chuẩn.

Điều này khiến hàng hóa sản xuất trong nước phải đáp ứng yêu cầu cao hơn so với hàng hóa cùng loại nhập khẩu và trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hóa các nước.

VCCI cũng cho rằng, việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật dù cần thiết nhưng cần có lộ trình phù hợp và có giải pháp để nhiều doanh nghiệp biết rõ sự thay đổi chính sách này.

“Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu thép không gỉ hay các doanh nghiệp thương mại… thì các doanh nghiệp thiếu thông tin về sự thay đổi chính sách để chủ động trong các phương án kinh doanh, gây thiệt hại lớn”, văn bản của VCCI nhấn mạnh.

Chính vì thế VCCI đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu các ý kiến của doanh nghiệp, đặc biệt là tác động của Quy chuẩn đến hoạt động sản xuất trong nước. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ vào Điều 153.1.b của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quyết định ngưng hiệu lực của Thông tư 15/2019/TT-BKHCN để điều chỉnh phù hợp.

Phản hồi khách hàng & bảo hành sản phẩm

    Hotline - 0903.981.645